Tem Xe Là Gì? Những Điều Cần Lưu Ý Khi Dán Decal Xe

Dán tem cho xe máy đang ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam, không chỉ đối với giới biker còn với bất kỳ ai đang sở hữu xe có nhu cầu trang trí và bảo vệ sơn xe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ được công dụng và có nhiều kinh nghiệm khi dán tem xe máy. 

Trong bài viết này, Azdecal.vn sẽ giúp bạn có một cái nhìn trực quan hơn về tem dán xe máy và chia sẻ một số kinh nghiệm trong lĩnh vực tem chế cho anh em biker.

Tem xe là gì?

Tem xe hay decal xe là một lớp decal mỏng được sử dụng để dán lên vỏ ngoài hoặc các bộ phận của xe. Tem xe có tác dụng trang trí, làm đẹp, tạo phong cách riêng cho xe máy, đồng thời hạn chế tình trạng trầy xước, bám bẩn hiệu quả.

Chất liệu được sử dụng để tạo nên miếng tem dán xe khá đa dạng, từ những loại nilon rẻ tiến xuất xứ Trung Quốc cho đến các dòng film vinyl cao cấp như 3M hay XPEL.

>> Xem thêm: Nên dán tem xe hay phủ nano?

Phân loại decal dán xe máy

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại decal dán xe máy khác nhau. Azdecal đã tổng hợp và chia thành 3 loại chính bao gồm: 

Tem rời (tem ghép)

Đây là hình thức được nhiều biker lựa chọn bởi khả năng tạo hình đa dạng, độ bền và màu sắc cũng đẹp hơn so với tem trùm, có thể dán được các chi tiết, góc cạnh khó. Đó cũng là lý do tại sao các dòng xe phân khối lớn hay xe ô tô thường sử dụng tem rời. 

Dán tem rời cho xe SH

Tuy nhiên, nhược điểm của loại tem này là thời gian thiết kế và thi công khá lâu, đòi hỏi sự tỉ mỉ của người dán.

Tem dè trước/sau, tem mặt nạ, tem vành xe, tem phuộc,... là tên thường gọi của các loại decal rời dán trên các bộ phận của xe máy.

Tem trùm (tem đấu)

Nếu bạn muốn thay đổi hoàn toàn thiết kế bên ngoài của xe một cách nhanh chóng thì tem trùm là một lựa chọn phù hợp. Decal tem được in bằng máy và bao trùm lên toàn bộ bộ phận xe mà bạn cần dán với mục đích trang trí và che đi các khuyết điểm ngoại hình của xe.

Nhược điểm lớn nhất của tem trùm là khả năng bo góc kém, do đó cần hạn chế in các họa tiết hay chữ ở phần decal dán góc cạnh xe.

Decal trong suốt & PPF

Mục đích của việc dán decal trong suốt hoặc PPF là để bảo vệ lớp sơn zin của xe. Nếu đã từng nghe tới film PPF trong suốt, thì hẳn bạn đã biết khả năng chống trầy xước và ngoại lực của chất liệu này tốt đến thế nào. 

Có nên dán tem cho xe máy hay không?

Để trả lời được câu hỏi này, trước hết bạn cần hiểu rõ tác dụng của việc dán decal cho xe, cũng như mục đích khi dán của bạn là gì. 

Trang trí và tạo phong cách riêng

Đa dạng trong mẫu mã, thỏa sức sáng tạo với khi hàng ngàn thiết kế, tem xe chế là cách cách các biker thể hiện cái tôi của bản thân một cách đầy nghệ thuật.

Bảo vệ vỏ xe khỏi trầy xước và bám bẩn

Những vết trầy xước hay bụi bẩn là điều khó tránh khỏi khi di chuyển trên đường, đặc biệt là tại các thành phố đông đúc như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh, nơi chuyện va quẹt nhẹ xảy ra như cơm bữa.  

Một giải pháp khác để đạt được hai mục đích trên là sơn lại xe máy. Trong bài viết bên dưới Azdecal đã so sánh giữa dán và sơn, anh em hãy theo dõi nếu quan tâm nhé.

>> Nên sơn hay dán decal xe máy? Xu hướng mới của năm 2021

Che đi các vết xước cũ 

Bạn có thể dễ dàng che đi các khuyết điểm của xe bằng cách dán decal đè lên chúng. Chi phí dán decal tiết kiệm hơn rất nhiều so với việc sơn lại xe. Dĩ nhiên là bạn không nên dùng phim PPF để che khuyết điểm vì loại đề can này hoàn toàn trong suốt.

Các loại màu cơ bản của decal xe

Trên thị trường hiện tại có 6 loại màu xe cơ bản được phân biệt bởi độ bóng và họa tiết.

- Màu Matte: Độ bóng thấp nhất, gần như không phản xạ ánh sáng, giá thành thường rẻ hơn các mẫu khác.

- Màu Satin: Tem được phủ thêm một lớp nhũ tạo hiệu ứng kim loại, độ bóng vừa phải.

- Màu Glossy: Độ bóng vừa phải, khá giống với sơn vỏ xe hơi, đây là một trong những lựa chọn thường gặp nhất tại Việt Nam

- Màu nhôm xước: Có những vết xước ngang nhỏ tạo hiệu ứng như kim loại nhôm. Loại màu này giúp xe có phong cách thể thao, mạnh mẽ nên rất được yêu thích.

- Màu Chrome: Có khả năng phản xạ ánh sáng tốt nhất, tạo cảm giác giống như kim loại. Tuy nhiên, ở nước ta loại màu này không được ưa chuộng nhiều. 

- Giả Carbon: Vân carbon tạo cảm giác mạnh mẽ, thường dùng cho các bộ phận nhựa cứng.

Việc lựa chọn loại màu cho xe rất quan trọng và phụ thuộc nhiều vào sở thích và phong cách mong muốn của khách hàng. Nếu thích sự nổi bật, màu Chrome sẽ giúp bạn làm điều đó. Còn nếu cần phong cách mạnh mẽ, rắn rỏi cho xế cưng, thiết kế nhôm xước hoặc giả carbon chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng.
 

Viết bình luận